Chuyên đề đầu tiên trong sổ tay đào tạo nghiệp vụ bảo vệ: Điều lệnh và tác phong làm việc

Chất lượng dịch vụ bảo vệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh và uy tín của công ty. Điều này bao gồm sự đúng đắn trong đồng phục, tác phong làm việc của nhân viên bảo vệ, cùng với kỹ năng giao tiếp và cách ứng xử với khách hàng. Chất lượng dịch vụ tốt sẽ mang lại sự tự tin cho khách hàng và giúp họ tin tưởng vào dịch vụ mà công ty cung cấp.

Nhân viên bảo vệ là người trực tiếp bảo vệ tài sản, đồng thời là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, họ được xem như là bộ mặt của công ty. Do đó, việc duy trì chất lượng dịch vụ bảo vệ là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo dịch vụ chất lượng, nhân viên bảo vệ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đồng phục, tác phong làm việc và không mắc lỗi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại mục tiêu.

Chuyên đề 1: Điều lệnh và tác phong làm việc

I/. Điều lệnh trong giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Tóc: Phải cắt ngắn, không dài quá tai, không nhuộm màu.
  • Đồng phục: Phải mặc đúng theo quy định của công ty (quần áo, cà vạt, mũ, giày, thắt lưng, bảng tên).
  • Giày: Mang giày tây màu đen, phù hợp với môi trường làm việc.
  • Thắt lưng: Màu tối, không lòe loẹt.
  • Bảng tên: Phải đeo bảng tên đúng quy định và có dấu xác nhận của công ty.

II/. Tác phong làm việc trong giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Khi đứng: Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai, tay buông tự nhiên. Không bỏ tay vào túi quần hoặc chống tay vào hông khi tiếp chuyện với khách hàng. Tránh tụ tập, nói chuyện riêng hoặc sử dụng điện thoại trong giờ làm việc.
  • Khi ngồi: Ngồi ngay ngắn, không ngồi lên xe của khách hàng, hai chân mở rộng, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng. Không tháo giày, không rung đùi, không ngửa cổ ra sau hoặc cúi đầu xuống, không chống tay lên cằm.

Chuyên đề 2: Ngôn phong và giao tiếp với khách hàng

Ngôn phong và giao tiếp là một chuyên đề quan trọng trong giáo trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ. Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho nhân viên bảo vệ mà còn làm hài lòng khách hàng.

I/. Yêu cầu

  • Tươi cười và gật đầu chào khách với thái độ tôn trọng.
  • Chào hỏi khách hàng, gọi tên nếu biết.
  • Đưa thẻ xe cho khách bằng hai tay.
  • Hướng dẫn khách cách đỗ xe, giúp đỡ tận tình khi cần.
  • Sắp xếp xe ngăn nắp, gọn gàng.
  • Mở cửa xe đối với khách hàng đi xe ô tô.
  • Che ô cho khách khi trời mưa và đội mũ bảo hiểm cho khách.
  • Hỗ trợ lấy xe cho khách khi họ ra về.

II/. Lưu ý một số lỗi thường gặp

  • Sử dụng điện thoại trong giờ làm việc.
  • Không phát thẻ xe cho khách.
  • Tác phong không nghiêm túc.
  • Hỗ trợ khách không nhiệt tình.

Chuyên đề 3: Sơ cấp cứu người bị nạn

Một phần không thể thiếu trong nghiệp vụ bảo vệ là kỹ năng sơ cấp cứu người bị nạn. Chuyên đề này nhằm giúp nhân viên bảo vệ có thể ứng phó kịp thời khi phát hiện các tình huống khẩn cấp.

I/. Khi phát hiện nạn nhân ngất xỉu

Nhân viên bảo vệ cần di chuyển tới vị trí nạn nhân một cách nhanh chóng, đứng cạnh đầu nạn nhân với hai chân mở rộng bằng vai. Sử dụng hai tay nắm lấy cổ tay của nạn nhân, dùng cơ lưng và vai từ từ nhấc đầu nạn nhân rời khỏi mặt đất, kéo nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm.

II/. Thực hiện động tác sơ cứu

Sau khi di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, đặt hai tay nạn nhân dạng rộng ra hai bên. Kiểm tra mạch của nạn nhân bằng cách dùng hai ngón tay ấn vào vị trí lõm dưới cổ. Nếu không phát hiện mạch đập, tiến hành ép tim lồng ngực và thổi ngạt liên tục cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu thở trở lại. Sau đó, đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn và liên hệ với lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp.

Chuyên đề 4: Công tác phòng cháy và chữa cháy tại mục tiêu

Công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và con người tại mục tiêu. Nhân viên bảo vệ cần hiểu rõ các loại thiết bị chữa cháy và quy trình ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn.

  1. Các loại bình chữa cháy phổ biến:
  • Bình CO2: Sử dụng để dập tắt các đám cháy điện, thiết bị điện tử. Nguyên lý hoạt động là làm lạnh và cô lập oxy khỏi ngọn lửa. Không dùng cho các đám cháy ngoài trời hoặc than nóng đỏ.
  • Bình bột: Dùng để dập các đám cháy chất rắn, lỏng, khí. Bột trong bình tạo lớp phủ ngăn oxy tiếp xúc với ngọn lửa.
  1. Quy trình sử dụng:
  • Lắc bình để làm tơi bột, giật chốt an toàn và hướng vòi phun vào gốc ngọn lửa.
  • Đảm bảo kiểm tra bình thường xuyên và thay thế hoặc nạp lại khi cần thiết.
  1. Biện pháp phòng ngừa cháy nổ:
  • Đối với các khu vực chứa xăng dầu, cần đảm bảo không để lửa gần khu vực nguy hiểm.
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, máy móc tại nhà xưởng và công trường để tránh nguy cơ cháy nổ do chập điện hay sử dụng thiết bị không an toàn.

Chuyên đề 5: Quy trình xử lý một số tình huống khẩn cấp

Nhân viên bảo vệ cần có sự chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp như cháy nổ, trộm cắp, tai nạn lao động, hoặc gây mất trật tự.

  1. Xử lý tình huống cháy nổ:
  • Nhanh chóng xác định nguyên nhân và vị trí cháy, cúp cầu dao điện, sử dụng các thiết bị chữa cháy tại chỗ.
  • Nếu đám cháy lớn, báo động sơ tán nhân viên và liên hệ lực lượng PCCC chuyên nghiệp qua số 114.
  1. Xử lý tình huống trộm cắp:
  • Sau khi nhận thông tin mất tài sản, lập tức báo cáo và lập biên bản. Kiểm tra các chứng từ, sổ sách để xác định trách nhiệm và tiến hành điều tra nội bộ.
  1. Xử lý tai nạn lao động:
  • Gọi cấp cứu 115 và sơ cứu nạn nhân tại chỗ. Nếu có trường hợp tử vong, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan chức năng.
  1. Xử lý tình huống gây mất trật tự:
  • Nếu có xô xát nhỏ, nhân viên bảo vệ cần giữ trật tự, lập biên bản sự việc. Trường hợp nghiêm trọng, cần liên hệ với công an (113) để được hỗ trợ.

PHÒNG NGHIỆP VỤ SECURITY WARRIORS